"Không có gì nghèo bằng không có tài. Không có gì hèn bằng không có chí". Hãy ghé thăm tài liệu hay hàng ngày để cập nhật tài liệu mới nhất nhé.
Khi bạn đi mua 1 chiếc PLC thì nhà cung cấp bao giờ cũng hỏi bạn là bạn cần ngõ ra kiểu gì ? Nó là ngõ ra Rơ-le hay Transistor ? Đó là 1 thông tin rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng PLC sau này, có nhiều đặc tính mà ngõ ra rơ-le làm được nhưng ngõ ra transistor không làm được và theo chiều ngược lại. Vậy sự khác nhau giữa ngõ ra rơ le và ngõ ra transistor là gì ?
1. Phân biệt ngõ ra kiểu Rơ-le và Transistor
+ Ngõ ra Rơ-le đóng ngắt bằng tiếp điểm cơ khí, độ bền không bao, tần số đóng ngắt không cao chỉ khoảng 1 Hz, ưu điểm của ngõ ra Rơ-le là có thể sử dụng được cả điện áp xoay chiều và một chiều với nhiều mức khác nhau, dòng điện tối đa cho phép lên tới 5A.
+ Ngõ ra Transistor đóng ngắt bằng linh kiện bán dẫn nên độ bền cao, chịu được số lần đóng ngắt nhiều, tần số phát xung lên tới 100Khz đối với các dòng PLC Delta DVP14SS211T, DVP-ES2...và một số dòng PLC Delta cao cấp có thể phát xung lên tới 500Khz. Tuy nhiên 1 điểm hạn chế của PLC Delta ngõ ra transstor là không sử dụng được điện áp xoay chiều và dòng qua nó chị giới hạn ở dưới 0.5A.
2. Nên chọn plc loại ngõ ra nào ?
- Nếu khách hàng sử dụng nhiều cấp điện áp để cấp cho nhiều loại tải khác nhau ví dụ có cả 220Vac, 110Vac, 48Vdc, 24Vdc, 5Vdc.... tần số đóng ngắt không nhiều, tiết kiệm chi phí thì quý khách nên sử dụng ngõ ra kiểu Rơ-le
- Nếu khách hàng muốn sử dụng ngõ ra PLC để phát xung điều khiển động cơ Servo, động cơ bước hoặc một ứng dụng gì đó cần tới xung thì PLC ngõ ra kiểu Transistor là lựa chọn chắc chắn, ngoài ra PLC ngõ ra transistor cũng được sử dụng trong trường hợp yêu cầu có số lần đóng ngắt nhiều, đóng ngắt nhanh hoặc đơn giản chỉ là muốn tăng tuổi thọ, bảo vệ ngõ ra PLC Delta bằng việc sử dụng thêm Rơ-le trung gian đóng ngắt trực tiếp tải.