Các lỗi thường gặp về biến tần

"Không có gì nghèo bằng không có tài. Không có gì hèn bằng không có chí". Hãy ghé thăm tài liệu hay hàng ngày để cập nhật tài liệu mới nhất nhé.
thumbnail

1. Tại sao sau khi có lệnh chạy, biến tần chạy nhưng Motor lại không chạy?

Nguyên nhân có thể:
  • Tần số chạy bằng 0.
  • Motor bị hư, tải quá nặng hoặc máy bị kẹt cơ khí.
  • Biến tần bị mất pha ngõ ra hoặc không cân bằng pha ngõ ra.
  • Dây cáp nối motor và biến tần bị đứt hoặc contactor (nếu có) nối biến tần và motor chưa đóng.
  • Board điều khiển bị lỗi.
Cách khắc phục:
  •  Tăng tần số chạy cho biến tần.
  •  Khắc phục motor và giải quyết kẹt cơ khí trước khi chạy lại.
  •  Kiểm tra dây nối motor và biến tần.
  •  Liên hệ với nhà cung cấp.
  •  biến tần

2. Tại sao gắn biến tần, Motor chạy rất nóng?

Nguyên nhân có thể:
  •  Thông số motor cài đặt không đúng
  •  Đấu dây motor không đúng
  •  Motor chạy ở tần số quá thấp (dưới 30 Hz)
Cách khắc phục:
  •  Xem kỹ thông số motor trên nhãn và cài đặt lại
  •  Xem lại motor cách đấu dây motor và điện áp biến tần cung cấp cho motor có đúng không
  •  Tăng tần số chạy của motor. Có thể tăng tỉ số truyền cơ khí…

3. Tại sao biến tần hiển thị bình thường khi cấp nguồn nhưng lại nhảy CB khi chạy?

  • Thông thường là do các pha đầu ra của biến tần bị ngắn mạch, bạn hãy kiểm tra kỹ và liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ tốt nhất.
  • Kiểm tra xem có bị lỗi chạm đất hay không, nếu có thì xử lý trước khi chạy biến tần. Nếu thỉnh thoảng bị ngắt và khoảng cách giữa biến tần và motor khá xa thì nên lắp thêm cuộn kháng AC ở ngõ ra của biến tần.
  • Ngoài ra có thể do: CB có dòng định mức quá nhỏ, dây cáp nối biến tần và động cơ bị chạm pha, chạm đất hoặc motor bị hư hại. Hãy giải quyết những lỗi này trước khi chạy lại.

4. Biến tần đang chạy bình thường một lúc rồi dừng ?

Trước hết kiểm tra xem đèn trạng thái “RUN” có còn sáng không? Nếu tắt thì có thể xảy ra những nguyên nhân sau:
  •  Tín hiệu lệnh chạy của biến tần bị ngắt (dây điều khiển bị đứt hoặc bị lỏng dây ở terminal điều khiển)
  •  Biến tần báo lỗi, nếu có lỗi thì biến tần sẽ dừng, hiển thị lỗi và đèn “Alarm” sẽ sáng lên.
Cách khắc phục:
  •  Kiểm tra dây điều khiển lệnh chạy của biến tần, siết lại terminal điều khiển
  •  Tham khảo bảng mã lỗi để khắc phục
  •  Liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ tốt nhất
 Nếu đèn “RUN” vẫn còn sáng thì có thể do:
  •  Tốc độ chạy của biến tần bị giảm về 0
  •  Motor bị kẹt cơ khí hoặc bị hư hỏng
  •  Board điều khiển bị lỗi

5. Biến tần không hiển thị đèn sau khi cấp nguồn ?

Nguyên nhân của trường hợp này có thể là: Điện áp cung cấp cho biến tần không phù hợp, cầu chỉnh lưu bị hỏng, hoặc có thể do điện trở sạc tụ và nguồn switching bị hư hỏng. Bạn nên kiểm tra như sau:
  •  Dùng đồng hồ đo giá trị điện áp nguồn cấp xem có phù hợp với điện áp định mức của biến tần hay không, nếu không thì hãy xử lý và cấp nguồn lại cho phù hợp.
  •  Kiểm tra xem đèn ”CHARGE” có sáng hay không, nếu đèn tắt thì phần lớn là do lỗi ở cầu chỉnh lưu hoặc điện trở sạc tụ, còn nếu đèn sáng thì có thể do nguồn cấp switching có vấn đề, liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ tốt nhất.

2/ Các Lỗi Riêng cụ Thể Từng Loại Biến Tần

Các lỗi ở biến tần Siemens và cách sửa chữa khắc phục

1. F0004 – Biến tần quá nhiệt
Nguyên nhân:
– Hệ thống làm mát hoạt động kém.
– Nhiệt độ môi trường quá cao.
– Nhiệt độ thực tế của biến tần R0037 cao hơn nhiệt độ đặt trong thông số P0292.
Khắc phục:
– Kiểm tra quạt làm mát.
– Tần số mang phải cài đặt trong dải cho phép.
– Kiểm tra nhiệt độ môi trường có nằm trong giới hạn cho phép không,
– Giảm tải và làm mát.
2. F0001 – Quá dòng:
Nguyên nhân:
– Ngắn mạch đầu ra.
– Chạm đất.
– Công suất động cơ ngoài dải.
– Cài đặt chưa phù hợp.
Cách khắc phục:
– Chiều dài cáp không được vượt quá giới hạn.
-Kiểm tra cáp, động cơ có ngắn mạch hay chạm đất không.
– Kiểm tra điện trở stato của động cơ (P0350) có phù hợp không.
– Kiểm tra trục động cơ có bị kẹt hay quá tải.
3. F0002 – Quá áp
Nguyên nhân:
– Điện áp DC trên DC – link quá ngưỡng cho phép.
– Chạm đất.
Khắc phục:
– Tăng thời gian giảm tốc P1121, P1135.
– Khắc phục lỗi chạm đất nếu có chạm đất.
– Kiểm tra chế độ hãm và các thông số liên quan: điện trở hãm nếu có.
4. F0015 – Mất tín hiệu cảm biến nhiệt động cơ
Nguyên nhân: Hở mạch hoặc ngắn mạch cảm biến nhiệt của động cơ.
5. F0003 – Thấp áp
Nguyên nhân:
– Nguồn chính bị lỗi.
– Sock tải.
– Lỗi phần cứng.
Khắc phục:
– Kiểm tra điện áp nguồn cấp, chất lượng nguồn cấp.
– Khắc phục lỗi phần cứng.
6. Lỗi F0005
Nguyên nhân:
– Biến tần quá tải.
– Công suất động cơ lớn hơn công suất biến tần.
– Khả năng quá tải đã đạt 100%.
Khắc phục:
– Kiểm tra chu trình làm việc, thời gian tăng tốc, giảm tốc.
– Kiểm tra công suất động cơ có phù hợp không.
7. F0011 – Động cơ quá nhiệt
Nguyên nhân:
– Động cơ bị quá tải
Khắc phục:
– Chu trình làm việc phải chính xác.
– Độ bù điện áp quá cao hoặc điểm đặt tần số quá thấp.
– Kiểm tra điều kiện làm mát động cơ.
8. F0024 – Quá nhiệt bộ chỉnh lưu
Nguyên nhân:
– Thông gió không đủ.
– Quạt không hoạt động.
– Nhiệt độ làm việc quá cao.
Khắc phục:
– Kiểm tra quạt làm mát, quạt phải hoạt động khi biến tần chạy.
– Tần số mang phải được thiết lập về giá trị mặc định.
– Nhiệt độ môi trường phải nằm trong dải cho phép.
9. F0012 – Mất tín hiệu cảm biến nhiệt độ của biến tần
Nguyên nhân: Đứt dây cảm biến nhiệt động cơ.
10.F0020 – Mất pha đầu vào
Nguyên nhân: Một trong ba pha đầu vào bị mất.
Khắc phục: Kiểm tra dây nối của 3 pha đầu vào.
11. F0021 – Lỗi chạm đất
Nguyên nhân: Lỗi xảy ra nếu tổng dòng điện ba pha cao hơn 5% dòng định mức của biến tần. Lôi này chỉ xảy ra trên biến tần có 3TI. Kích thước từ D tới F.
12. Lỗi F0022
Nguyên nhân: Lỗi này là lỗi phần cứng do các nguyên nhân:
– DC – link quá dòng – ngắn mạch IGBT.
– Ngắn mạch bộ hãm.
– Chạm đất.
Khắc phục:
– Tải đột ngột thay đổi hay bị kẹt cơ khí.
– Thời gian tăng tốc quá ngắn.
– Nếu ở chế độ điều khiển vector thì tối ưu hóa thông số chưa hợp lý.
– Nếu dung phanh điện trở thì điện trở quá thấp.
13. F0023 – Lỗi đầu ra
Nguyên nhân do một đầu ra không được kết nối.
14. F0030 – Quạt bị lỗi
Khắc phục: Thay quạt mới.

Các lỗi ở biến tần ABB và cách sửa chữa khắc phục

1. F018
Lỗi này là bị lỗi nhiệt biến tần: Bạn kiểm tra vê sinh lại biến tần. Có thể do bẩn cũng sinh lỗi nếu vẫn chưa được thì bạn cài đăt lại thử xem nhé
2. F0035: Lỗi ngõ ra biến tần
Lỗi xảy ra do 2 nguyên nhân sau:
– Dây ngõ ra motor bị ngắn mạch
– Hư hỏng IGBT biến tần do ngắn mạch ngõ ra.
Cách khắc phục:
– Kiểm tra đấu nối dây motor.
– Kiểm tra mạch điều khiển biến tần
– Thay thế IGBT bị hư hỏng.
3. F0009: Lỗi quá nhiệt motor
Lỗi này xảy ra do 2 nguyên nhân sau:
– Motor thường xuyên hoạt động ở dòng điện gần bằng định mức.
– Board điều khiển biến tần bị lỗi trong quá trình sử dụng.
4. F0002: Lỗi quá áp DC
Lỗi này hay xảy ra khi hiện tượng tải có quán tính. Một số chức năng điều khiển có yêu cầu gắn điện trở xả. Hoặc giá trị điện trở xả chọn không phù hợp công suất và giá trị.
Phương án xử lý:
– Kiểm tra chức năng điều khiển của biến tần
– Kiểm tra điện trở xả đã đúng yêu cầu
– Cài đặt lại biến tần cho phù hợp.
5. F0016: Lỗi nối đất biến tần hoặc motor
Lỗi xảy ra khi điện trở cách ly motor hoặc biến tần nằm dưới mức cho phép.
Phương án xử lý:
– Kiểm tra lại điện trở cách ly motor
– Kiểm tra cáp kết nối motor, độ dài cáp kết nối
– Liên hệ văn phòng Song Nguyên để kiểm tra biến tần còn hoạt động tốt hay không.
6. F1005: Thông số cài đặt biến tần bị sai
– Cài đặt lại thông số động cơ cho phù hợp

Các lỗi ở biến tần Yaskawa và cách sửa chữa khắc phục

1. Báo lỗi oL1
Nguyên nhân
– Motor tải quá nặng
– Thời gian tăng tốc/giảm tốc quá ngắn
– Cài đặt dòng định mức motor bị sai
Khắc phục
– Kiểm tra máy kéo
– Kiểm tra tham số thời gian tăng tốc/giảm tốc
– Kiểm tra cài đặt dòng định mức trong biến tần
2. Báo lỗi CF
Nguyên nhân
– Tải quá lớn
– Mômen giới hạn quá nhỏ
– Tham số motor cài đặt chưa đúng
Khắc phục
– Kiểm tra tải
– Cài đặt giới hạn mômen ở tham số L7-01 và L7- 04
– Kiểm tra tham số cài đặt cho motor
Nếu đã kiếm tra như trên mà không được, bạn hãy liên hệ với chúng tôi.
3. Báo lỗi LF
Nguyên nhân
– Dây kết nối giữa motor và biến tần tiếp xúc không tốt
– Dây kết nối giữa motor và biến tần bị đứt
– Motor quá nhỏ(nhỏ hơn 5% dòng định mức biến tần)
Khắc phục
– Kiểm tra nguồn cung cấp cho motor từ biến tần
– Kiểm tra các dây nối từ biến tần đến motor
4. Báo Lỗi oH hoặc oH1
Nguyên nhân
– Nhiệt độ phòng máy quá nóng
– Quạt giải nhiệt biến tần bị ngưng
– Quạt giải nhiệt biến tần bị bụi bám quá nhiều
Khắc phục
– Làm mát phòng máy
– Kiểm tra quạt giải nhiệt biến tần
– Vệ sinh quạt giải nhiệt biến tần
5. Báo lỗi oC
Nguyên nhân
– Ngắn mạch hoặc lỗi tiếp đất đầu ra biến tần
– Tải quá nặng
– Giá trị thời gian tăng tốc hoặc thời gian giảm tốc quá nhỏ
– Tham số cài đặt motor hoặc đường đặc tuyến bị sai
Khắc phục
– Kiểm tra dây kết nối đầu ra từ biến tần
– Kiểm tra bánh răng hộp số máy kéo
– Kiểm tra phanh máy kéo đã mở chưa
– Kiểm tra cài đặt đường đặc tuyến

Các lỗi ở biến tần Panasonic và cách sửa chữa khắc phục

1. Lỗi SC1
Đây là lỗi quá dòng trên biến tần: Bạn cần kiểm tra vệ sinh biến tần xem, kiểm tra quạt làm mát của biến tần xem hỏng ko. Kiểm tra loại trừ động cơ